CÁCH THỰC HÀNH 12 ĐỘNG TÁC XOA MẶT VÀ TÁC DỤNG

🔰 Động tác 1:

  1. Kỹ thuật: Chà xát hai bàn tay vào nhau sao cho thật nóng (chú trọng vùng gốc bàn tay) sau đó áp nhẹ vào hốc mắt cho hơi ấm lan tỏa vào mắt. Làm khoảng 5–10 lần.
  2. Tác dụng: Làm tỉnh táo, sảng khoái, chống buồn ngủ, giúp chăm sóc hỗ trợ buồng trứng, bầu ngực, tinh hoàn, phổi, thận.

🔰 Động tác 2:

  1. Kỹ thuật: Xoa vòng quanh mắt từ đầu mày ra phía đuôi mày bằng hai ngón giữa. Sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ vào huyệt trước khóe mắt và sau đuôi mắt rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa xương hốc mắt (dưới con ngươi) mỗi nơi khoảng 15–30 lần.
  2. Tác dụng: Góp phần làm mắt sáng, cải thiện thị lực, hỗ trợ khai thông tắc nghẽn ống dẫn trứng, ống dẫn tinh; giảm đau mỏi cổ vai gáy và đốt sống lưng.

🔰 Động tác 3:

  1. Kỹ thuật: Để hai lòng bàn tay úp lên mặt, xoa khắp hai bên mặt (chừa mũi ra) khoảng 15–30 vòng.
  2. Tác dụng: Kích hoạt các mao mạch dưới da, làm da mặt hồng hào mịn màng, giảm mụn, nám.

🔰 Động tác 4:

  1. Kỹ thuật: Úp bàn tay trên miệng và chà qua lại vùng miệng và cằm khoảng 15–30 lần.
  2. Tác dụng: Làm bớt thâm môi, sạm mỗi, khô môi, hạn chế các nếp nhăn quanh miệng; giúp tiêu hóa và bài tiết tốt hơn, hỗ trợ giảm chứng táo bón, tiêu chảy, tiểu nhiều hoặc bí tiểu. Hỗ trợ chăm sóc điều hòa nội tiết, giảm tiểu đường.

🔰 Động tác 5:

  1. Kỹ thuật: Dùng ba ngón tay (trỏ, giữa, áp út – ngón giữa nằm trên sống mũi) chà lên xuống dọc từ sống mũi cho tới mí tóc trên trán. Chà khoảng 15–30 lần cho đến khi thấy ấm nóng.
  2. Tác dụng: Làm thông mũi, giảm sổ mũi và nghẹt mũi, hỗ trợ chăm sóc các vấn đề về tim, khó thở, hen suyễn, giảm đau lưng, rối loạn hoặc yếu sinh lý nam và lạnh tử cung ở phụ nữ.

🔰 Động tác 6:

  1. Kỹ thuật: Úp lòng bàn tay lên trán, chà toàn bộ trán theo chiều ngang, khoảng 15-30 cái cho nóng ấm đều.
  2. Tác dụng: Làm giảm nếp nhăn, mụn, nám trên trán; ngoài ra còn có thể giúp tăng cường trí nhớ, làm tỉnh táo, chống buồn ngủ, giảm stress.

🔰 Động tác 7:

  1. Kỹ thuật: Dùng hai bàn tay chà hai bên mang tai (với ngón tay trỏ ở phía sau vành tai) theo chiều lên xuống khoảng 15–30 lần.
  2. Tác dụng: Cải thiện thính lực, giảm ù tai và làm ấm người nhanh, khi bị nhiễm lạnh nên chà mạnh tay hơn. Có tác dụng làm khỏe thận, giảm đau dạ dày và cột sống lưng. Hỗ trợ rất tốt cho các chứng viêm mũi, viêm họng, ho gió, ho khan và chứng rối loạn tiền đình, say tàu xe.

🔰 Động tác 8:

  1. Kỹ thuật: Dùng lòng bàn tay đặt từ xương hàm vuốt xuôi xuống đến hõm cổ (lần lượt từng tay một) khoảng 15–30 lần.
  2. Tác dụng: Làm thông vùng khí quản, giảm ho, viêm họng, làm ấm vùng hầu họng, giảm vướng đờm. Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản và vấn đề ở tuyến giáp.

🔰 Động tác 9:

  1. Kỹ thuật: Dùng lòng bàn tay chà xát gáy theo chiều ngang khoảng 15–30 lần cho đến khi thấy ấm nóng.
  2. Tác dụng: Khai thông những tắc nghẽn ở các đốt sống cổ, giúp máu lên não tốt hơn, hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với các triệu chứng như thoái hóa đốt sống cổ gây đau mỏi vai gáy và tê bì cánh tay, rồi chứng thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn thần kinh thực vật, hỗ trợ hồi phục sau tai biến, cùng các vấn đề về tâm thần kinh khác như đau đầu, chóng mặt, căng thẳng, mất ngủ… Ngoài ra, khi bị viêm họng, nghẹt mũi cũng nên làm thêm động tác này nhiều lần trong ngày. Giảm nhức mỏi cổ, vai, gáy, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn; giảm họ ngứa cổ.

🔰 Động tác 10:

  1. Kỹ thuật: Dùng 10 đầu ngón tay hoặc móng tay cào khắp đầu từ mí tóc trán ngược ra sau gáy 50–100 cái.
  2. Tác dụng: Làm máu lưu thống vùng vỏ não tốt hơn, giảm nhức đầu, đau đầu, cải thiện chứng rụng tóc, tóc bạc sớm.

🔰 Động tác 11:

  1. Kỹ thuật: Vò nóng hai vành tai bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ, sau đó dùng cườm tay bịt tai và gõ các đầu ngón tay vào vùng chẩm gáy khoảng 5–7 lần.
  2. Tác dụng: Kích hoạt hệ thần kinh trung ương, giúp tỉnh táo, minh mẫn, cải thiện thính lực. Tốt cho thận và dạ dày.

🔰 Động tác 12:

  1. Kỹ thuật: Cắn hai hàm răng vào nhau theo nhịp đều đặn khoảng 15–20 lần, sau đó đảo lưỡi khắp khoang miệng cho tiết nước miếng rồi nuốt. Lặp lại ba lần.
  2. Tác dụng: Làm chắc răng, chặt lợi. Ngoài ra nước miếng là kháng sinh nội thể và chất bổ dưỡng tự nhiên, nuốt nước miếng làm mát dạ dày, mát cơ thể, giảm viêm họng, nhất là nước miếng buổi sáng.

Lưu ý:

– Nếu nhằm mục đích dưỡng sinh thông thường, thì nên thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi sáng, ngay khi mới ngủ dậy, nhằm khởi động toàn bộ cơ thể, chuẩn bị năng lượng tràn đầy cho một ngày mới.

– Trường hợp muốn hỗ trợ trị liệu cho một số vùng bị bệnh trong cơ thể, thì nên chọn ra một vài động tác phù hợp (theo phân tích về tác dụng nêu trên), thực hiện thêm 2–3 lần nữa trong ngày.

Chúc cả nhà Thân Tâm An Lạc, Theo Dõi Hương Thịnh – Trị Liệu Thân Tâm để biết thêm nhiều về chữa bệnh bằng PP Ân Huyệt nhé

#trilieuthantam

#huongthinh

#ngaicuuthantam 

 Nhóm tải tài liệu diện chẩn, đông y ,ấn huyệt miễn phí: https://zalo.me/g/cxntxz207

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *