Hiện nay số lượng dụng cụ Diện Chẩn Bùi Quốc Châu đã lên tới 200 món. Sự đa dạng về chủng loại, kích cỡ, chất liệu đã đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của thực tế. Các dụng cụ này đều được chế tác tinh sảo, chi tiết về mặt đường nét, tác dụng, hiệu quả cao. Mặc dù với số lượng lớn như vậy nhưng cách thức sử dụng thì hoàn toàn đơn giản, ai cũng làm được và đặc biệt có thể tự tác động cho chính bản thân mình. Các kỹ thuật được phân thành các nhóm cơ bản như; day, ấn, lăn, cào, gõ, dán cao, xức dầu, hơ ngải cứu.Dưới đây là bài viết tổng hợp cách sử dụng tất cả các dụng cụ Diện Chẩn dễ nhất cho người mới học và làm Diện Chẩn;
1. Cách sử dụng các loại cây dò 
Dùng để day ấn huyệt, gạch trên mặt da ở trên mặt và khắp toàn thân. Tác dụng: giảm đau, hiệu quả trong các trường hợp cấp cứu khi ngất xỉu, ói mửa, tiêu chảy, tăng huyết áp.Cây dò huyệt có 2 kỹ thuật chủ đạo là gạch & dò ấn huyệt

A. Kỹ thuật gạch: (Vạch) Dùng cây dò gạch một đường dài sâu (miết) dọc hoặc ngang ( hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) nhiều lần nơi nhạy cảm. Cơ thể sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau nhanh chóng, đưa đến sự tỉnh táo, sảng khoái.

Cách sử dụng các loại cây dò để day ấn và gạch

Thủ pháp gạch mặt có các dụng sau:

  1. An thần, chữa mất ngủ
  2. Ngất xỉu, chóng mặt
  3. Điều hòa nhu động ruột, chữa táo bón, tiêu chảy – Điều hòa tim mạch, chữa yếu tim, suy tim – Điều hòa Huyêt áp cao/thấp – Điều hòa Tiết dịch chữa đổ mồ hôi nhiều.
  4. Đau cổ gáy – vai – Đau dạ dày – nám mặt.

Thủ pháp gạch mặt gây kích thích mạnh hơn day ấn. Cần dùng kỹ thuật này khi day ấn không đạt kết quả cao. Ta có thể gạch bất cứ nơi bị đau (đau đâu gạch đó). Nhưng chủ yếu là trên mặt và đầu.

Thủ pháp gạch mặt tuy có hiệu quả cao nhưng thường thì người không thích vì đau và có thể làm nóng trong người khiến có thể lở môi, lưỡi nếu gạch nhiều lần (nhiều ngày). Ta không nên lạm dụng, mà thường chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Mỗi ngày chỉ nên gạch 1 lần, chia làm 3 đợt cách quãng, làm trong 3 ngày rồi ngưng, 3 ngày sau mới làm tiếp.

B. Sử dụng cây dò để ấn huyệt: Đây là thủ pháp Chủ lực của Diện Chẩn, bằng que dò huyệt có thể chữa được rất nhiều chứng khác nhau.

Có 5 cách ấn: Ấn Chậm – Nhanh – Vừa

  • Ấn Chậm: Ấn và giữ yên độ 30 tiếng đếm rồi nhấc ra, tìm sinh huyệt khác
  • Ấn Nhanh: Ấn nhanh và dứt khoát vào huyệt rồi nhấc ra ngay. Kỹ thuật này không nên áp dụng cho người già, trẻ em hay phụ nữ thể lực yếu và cẩn thận khi ấn trên mặt.
  • Ấn vừa: Ấn vào huyệt vừa tìm được 3 lần liên tiếp rồi nhấc ra.

Gạch và ấn là hai thủ pháp cơ bản nhất của Diện chẩn. Trong trường hợp ấn ( thủ pháp trên Điểm) không thấy hiệu quả, nên chuyển ngay sang thủ pháp Gạch ( Thủ pháp trên Vùng)

2. Kỹ thuật tác động các loại cây lăn

Cách sử dụng các loại cây lăn Diện Chẩn

Cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ ( xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều – tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương (làm ấm nóng, tăng huyết áp). Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm (làm mát, hạ sốt, hạ huyết áp). Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.

Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 – 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 – 3 lần, hoặc khi đau thì làm.

Có 4 loại cây lăn;

+ Cây lăn nhỏ: dùng để lăn ở mặt, tay, chân và các ngón.

+ Cây lăn trung: lăn ở cổ gáy, mặt, tay chân hoặc vùng rộng như trán, bọng má chẳng hạn

+ Cây lăn lớn: dùng lăn ở hai bên thắt lưng (dọc bàng quang kinh), mông, đùi, ngực, bụng (để làm tan mỡ bụng).

Tác dụng: cải thiện hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, hệ thần kinh, làm thay đổi các chất vi lượng trong cơ thể như sắt, kẽm, đồng, calci…do đó khắc phục được các bất ổn trong cơ thể (dùng tác nhân vật lý và cơ học để làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học trong cơ thể). Nói theo Đông y là làm lưu thông khí huyết, tiêu ứ trệ. Có tác dụng trong hầu hết chứng do bế tắc khí huyết mà ra như nặng đầu, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, tê nhức hoặc nhiều chứng khác kể cả nội tạng do khí huyết bị bế tắc.

3. Cách sử dụng các loại búa để gõ

Cách cầm búa gõ và các vị trí trên cơ thể có thể gõ 

Ta dùng một trong hai loại búa để áp dụng thủ thuật này,

+ Búa nhỏ với cán mỏng dài, dẹp bằng inox, đàn hồi được có 2 đầu, một đầu cao su và một đầu gai tức là Mai hoa châm  hay Thất tinh châm, gồm một chùm 7 kim châm, không nhọn đầu.

Búa nhỏ dùng để gõ vào huyệt, dùng sức bật của cổ tay và độ rung của cán búa,  gõ thẳng góc vào mặt da nơi nhạy cảm. Nếu gõ mạnh (hơi quá sức chịu đựng) thì gõ chừng 5 cái, nghỉ độ 10 giây rồi mới gõ tiếp (tổng cộng chừng 20 -30 cái) Không nên gõ liên tục, có thể tạo ra tình trạng xuất huyết dưới da. Nếu gõ nhẹ có thể gõ liên tục 20 – 30 hay nhiều hơn.

+Búa to: thường dùng để gõ nhẹ vào lưng, vai, mông, đùi…các khớp (vai, háng),  một đầu viền cao su dùng để gõ vào các nơi có nhiều thịt thay cho quả đấm bằng tay người, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái vì làm cho máu ứ được lưu thông, tạo sự trao đổi lưu lượng máu ở các vùng khác nhau trong cơ thể, ngoài ra còn làm mềm co dẻo gân.

Tác dụng: Búa đầu cao su thuộc Dương có tác dụng cao trong chứng co cơ, bong gân, ớn lạnh (gõ làm ấm người hay đổ mồ hôi, hạ sốt). Búa đầu gai thuộc Âm. dùng trong các trường hợp khí bế tắc, gây tê nhức, sốt, căng tức. Tác dụng của đầu gai là làm tiết khí và tán khí do đó có tác dụng tốt mà lại ít đau

5. Cách cào bằng các loại cào, con bọ, lược.

Cách cầm cây cào trên mặt da

Cầm cán cào chắc tay, các răng cào thẳng góc với mặt da, lực đè đều tay (lưu ý cào nhiều  ở những nơi nhạy cảm vì đó là nơi bế tắc cần được khai thông). Có thể cào khắp nơi trong cơ thể, nhưng chủ lực là ở da đầu Khi cào da đầu ta nhớ: Cào từ mí tóc trán ra sau đầu (cào lên) thuộc Dương – làm ấm nóng. Cào từ sau đầu ra trước trán (cào xuống) thuộc Âm – làm mát, hạ nhiệt.

Tác dụng: Cào làm huyết lưu thông mạnh, giải trừ những bế tắc về huyết, nhờ đó mà khí thông theo. Ngoài ra còn tác dụng tăng lực, an thần (làm dịu thần kinh), do đó làm khỏe, tỉnh táo, chống đau nhức, căng thẳng, làm mọc tóc, chống rụng tóc, chống gàu hiệu quả.

6. Kỹ thuật day

Cây dò day – Một đầu dò, ấn, gạch huyệt – Một đầu gôm day huyệt là một dụng cụ diện chẩn cơ bản

Sau khi tìm được điểm nhạy cảm cần tác động (sinh huyệt) bằng que dò, ta day tròn hay di động tới lui đầu bi của que dò bằng inox hoặc đầu tròn bằng sừng trâu (đầu của que dò day) tại huyệt vừa được tìm thấy. Tóm lại day là tạo 1 kích thích động đều, còn ấn là kích thích tĩnh.

Phạm vi tác động: khắp các bề mặt da của cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở da mặt. Riêng thủ pháp day phớt là day phơn phớt trên da nơi sinh huyệt (điểm đau) bằng que dò có một đầu tròn bằng sừng đường kính độ 9mm (hoặc máy day phớt) độ 30-40 lần tại điểm nhạy cảm (làm 3 lần cách khoảng 2 phút). Thủ pháp này thường đem lại kết quả rất đáng ngạc nhiên cho nhiều loại bệnh mà lại không hề gây đau đơn như ấn nhanh hay ấn chậm, tuy có hơi mất thì giờ hơn và mỏi tay nếu làm nhiều. Kỹ thuật day phù hợp với người có làn da nhạy cảm, trẻ em, người già không chịu được đau khi ấn huyệt.

7. Dán cao, xức dầu

Dán cao: Dùng cao dán SALONPAS Cắt thành từng miếng nhỏ 4X4mm, dán lên các huyệt (tìm thấy bằng Que dò)- Dán khoảng 2 giờ, ngày 1 lần cho các trường hợp mãn tính (hay dán qua đêm) với trường hợp mới phát ngày dán 3 lần/ngày

 

Xức dầu: Bằng các loại dầu cao, thông thường là cao xoa cúp vàng (còn có tên gọi khác là dầu deep head, dầu cù là) Làm sạch vùng cần bôi, dùng dầu cù là (dầu cao) chấm vào đầu ngón tay – bôi lên huyệt 3 lần để sức nóng đủ độ bền trên huyệt. Sau khoảng 2 giờ mới lau sạch và có thể tắm rửa. (Không làm ướt nơi xức dễ gây cảm lạnh vì trúng nước).

Lưu ý: Không dùng kỹ thuật này cho các trường hợp nóng nhiệt gây táo bón,khô. 

Tác dụng: có kết quả trong tất cả cả các chứng do lạnh gây ra như các chứng đau nhức dữ đội mà không có nguyên nhân cụ thể nào. Vì nó có tác dụng làm ấm mạnh. Nên nhớ không nên dán cao, xức dầu cho những người nóng nhiệt (vì có thể sinh táo bón, khô da hoặc ngứa), tuy nhiên ta có thể dán cao cho người có triệu chứng nóng nhưng do nguyên nhân lạnh gây ra (chân hàn giả nhiệt).

8. Cách hơ nóng bằng điếu ngải cứu

Thủ pháp hơ bằng ngải cứu

Trước hết, hơ là một trong những kỹ thuật trị liệu căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Ta chủ yếu dùng Điếu ngải cứu (hay nhang ngải cứu) hay bất cứ vật nào tỏa nhiệt như thuốc lá, nhang loại lớn khi không có điếu ngải cứu, tuy nhiên hiệu quả sẽ kém hơn vì không đủ độ nóng. Sau khi đốt cho cháy đỏ ở đầu điếu ngải cứu (không để cháy ra ngọn lửa) ta cầm điếu ngải cứu bằng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa. Lòng bàn tay hơi ngửa ra, và dùng ngón út đè lên mặt da làm điểm tựa, để đầu nóng đỏ cách da khoảng 1 cm, di chuyển thật chậm trên vùng da và để ý xem đến khi nào bệnh nhân có phản ứng mạnh (Lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng rát hay nóng buốt và có thể kêu lên) Ta lập tức nhấc điếu ngải cứu ra khỏ mặt da trên 2 cm (khỏi tầm hút nhiệt của Sinh huyệt) và đè tay lên chỗ vừa hơ cho bệnh nhân bớt cảm giác nóng. Xong ta lại tiếp tục hơ lại chỗ cũ 2 lần nữa. Làm 3 lần là đủ (hơ nhiều gây nóng rát dẫn đến phỏng da). Với những trường hợp mãn tính nên dùng cách dán cao hay xức dầu.

Lưu ý: Tùy theo khí hậu nóng hay lạnh và với những người không chịu được nóng (như người ở các xứ ôn đới) ta không kéo dài lâu thời gian hơ. Với những học viên mới học thì không nên thực tập hơ trên vùng mặt.

Tác dụng: Thủ pháp này rất hiệu quả trong nhiều loại bệnh chứng, nhất là những trường hợp do lạnh gây ra như cảm lạnh, thấp khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau – nhức – tê.. Các chứng do ứ huyết như sưng, bầm do té ngã, chấn thương, u nhọt, mụn mủ, đau thần kinh tọa, eczema, zona (dời ăn). Đặc biệt, có thể áp dụng trong các trường hợp hậu phẫu (sau khi chữa bằng giải phẫu theo tây y) vì nó có tính cầm máu, làm khô nước vàng (nước chảy ra từ vết thương, mủ) nó giúp sát trùng, tiêu viêm… Do đó làm vết thương mau lành hơn.

Đới các chứng ngoài da có thể dùng ngày 3 lần trên diện hẹp, ngoài ra chỉ nên dùng cách này mỗi ngày một lần, nếu dùng nhiều lần hơn cần có sự trao đổi ý kiến hay giám sát của các thày thuốc, hay học viên có kinh nghiệm trong Diện Chẩn. Vì cách này dù có hiệu quả cao, nhưng nếu lạm dụng, sẽ làm cho bệnh nhân bị khô, nóng, có thể sinh ra nổi nhọt. nhức đầu, mất ngủ, táo bón …cần để ý cơ thể để điều chính liều lượng hơ cho phù hợp.

Nếu gặp trường hợp này, nên uống các loại thức ăn mát để giải trừ như nước dừa, rau má, bột sắn. Hay có thể ấn bộ giải nhiệt (26, 3, 143, 51, 14, 15, 16).

 9. Chườm lạnh

Dùng cục nước đá cỡ ngón tay cái, áp sát và rà trên da mặt. Nơi nào lạnh buốt thì áp sát vào cho đến khi chỗ đó tê đi hay đến khi cơ thể không chịu nổi – hoặc cơ thể có triệu chứng giảm thì chuyển sang nơi khác. Tác dụng tốt các trường hợp do nhiệt gây ra, kiết lỵ mới phát.

Lưu ý: Không dùng trên trán lâu, dễ gây nhức đầu.

10. Kích thích bằng máy rung huyệt

Máy rung huyệt có động cơ nhỏ để làm rung que dò, Các máy làm không làm đau mà lại cho hiệu quả cao trong nhiều bệnh. Được sử dụng rộng rãi để tự day ấn huyệt cho mình, hoặc cho những người bận rộn không có nhiều thời gian. Được các thầy thuốc dùng để giảm thiểu sức lao động khi phải tác động cho nhiều người qua nhiều ngày.

11. Máy hơ nóng bằng điện – ngải điện

Máy ngải điện có tác dụng như điếu ngải cứu thông thường: Giảm đau, thoái hóa, tê tay, trị ngứa & các chứng ngoài da…làm ấm người trị lạnh chân, tay, lạnh cột sống lưng…

  • Không khói, không mùi, sử dụng nhiều lần độ bền cao
  • Khởi động, tắt, bật nhanh
  • Hợp với các văn phòng, cao ốc, nơi có không gian chật hẹp chỗ đông người.
  • Ngải cứu điện giúp người bệnh không bị khói và vàng tay. Thích hợp với phòng lạnh nhà cao tâng, chung cư. Không làm phỏng bệnh nhân đặc biệt là người tiểu đường.\